Các loại gỗ dừa vừa mang đến vẻ đẹp độc đáo vừa nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Gỗ dừa là nét đặc trưng và được sử dụng phổ biến ở các vùng có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tại nước ta, gỗ dừa được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Gỗ dừa được chế tác thành nhiều tác phẩm đẹp, ấn tượng và độc đáo. Nếu bạn đang tìm kiếm gỗ dừa đẹp thì hãy tìm hiểu ngay thông tin dưới đây.
Tìm hiểu về cây dừa
Dừa là thực vật thân gỗ, thành viên của họ cau. Dừa sống được ở khắp các vùng nhiệt đới ven biển và được xem là biểu tượng của văn hóa nhiệt đới. Cây dừa thích hợp sinh sống tại vùng đất thịt, đất cát pha và có khí hậu nóng ẩm.
VIDEO GIỚI THIỆU VỀ GỔ DỪA BẾN TRE
Cây dừa được xem là loài cọ lớn, có chiều cao phát triển lên tới 30m trong điều kiện thích hợp. Đây cũng là loài cây lấy gỗ tự nhiên, lâu năm. Thân dừa thường mọc thẳng, lá cây tập trung ở phần ngọn. Đặc biệt, thân cây dừa không phân nhánh như các loài cây lấy gỗ khác.
Dừa thường được biết đến là cây lấy nước. Nước dừa nằm bên trong quả dừa là một thức uống giải khát tuyệt vời và đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng.
Các loại dừa lấy gỗ phổ biến tại nước ta
Các loại dừa ở Việt Nam rất đa dạng, nếu không phải người am hiểu về loài cây này thì sẽ khó nhận ra sự khác nhau. Dưới đây là một số loại cây phổ biến thường được dùng để lấy gỗ phổ biến:
- Dừa xiêm xanh: Dừa loại này được trồng nhiều tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trái dừa có màu xanh, vỏ mỏng, nước thanh và ngọt.
- Dừa xiêm lùn (dừa xiêm chu, xiêm lục): Đây là cây dừa được trồng lấy nước lâu đời nhất tại tỉnh Bến Tre. Trái dừa có màu xanh nhạt, hai mo nang, vỏ mỏng và nhiều nước.
- Dừa xiêm đỏ (dừa xiêm lửa): Đây là cây dừa thuộc giống dừa xiêm lùn, vỏ có màu nâu đỏ hoặc vàng cam. Nước dừa có vị ngọt và thanh. Vỏ dừa xiêm đỏ thường được sử dụng để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Dừa xiêm núm: Vỏ trái dừa này có màu xanh và có núm nhỏ phía dưới. Nước dừa ngon và ngọt.
- Dừa xiêm Mã Lai: Loại dừa này khá sai trái, quả nhỏ nhưng nhiều nước nên mang lại giá trị kinh tế cao.
- Dừa dâu: Loài cây này được chia thành 03 loại khác nhau là dừa dâu xanh, dừa dâu vàng và dừa dâu đỏ. Dừa có năng suất cao, cơm nhiều, đồng thời có hàm lượng tinh dầu cao.
- Dừa dứa: Loại cây này có nét tương đồng với dừa xiêm nhưng phần lá và cơm dừa có mùi thơm thoảng thoảng của lá dứa.
- Dừa sáp hay dừa kem: Đây là giống dừa đặc ruột và mang lại giá trị kinh tế cao. Cơm dừa dẻo, dày, mềm, xốp và thơm với nước có độ sệt.
- Dừa nước: Dừa loại này thường mọc ngang trên mặt đất và thường được trồng ven sông, kênh, rạch. Dừa có phần thịt trắng, mềm, vị ngọt và thanh mát nên giúp giải khát, giải nhiệt tốt.
- Dừa tam quang: Dừa có mã đẹp, nhiều nước và có vị ngọt thanh.
- Dừa ta: Dừa loại này có đặc điểm là trên quả dừa sẽ có 03 khía rõ rệt. Dừa ta có phần cơm dày với hàm lượng dầu cao nên thường được sử dụng để chế biến dầu dừa.
Đặc điểm của gỗ dừa
Gỗ dừa được khai thác từ cây dừa trưởng thành. Một cây dừa được xem là trưởng thành khi có độ tuổi dao động khoảng 40 tuổi và có chiều cao đạt khoảng 10 – 20m. Tuy nhiên cũng có những cây dừa có chiều cao vượt trội lên tới 30m hoặc hơn.
Vỏ cây dừa là những lớp sần sùi, cứng cáp bao bên ngoài thân cây. Lớp vỏ này có màu nâu hoặc nâu đen. Lá cây phân nhánh thành nhiều tàu lá dài, nhỏ khác nhau. Lá dừa thẳng, dài và có màu xanh.
Gỗ dừa có màu vàng nâu với nhiều lớp vân đan xen với nhau theo từng lớp và có hình dạng xoắn ốc. Chính sự đan xen, sắp xếp này giúp dừa có khả năng chịu được sự tác động của các cơn lốc, cơn bão rất tốt mà không ngã, đổ.
Thân dừa có kích thước khá lớn, dài. Lớp gỗ sau lớp vỏ ít bị biến màu và có độ bền cao nếu như biết xử lý đúng cách. Gỗ dừa có độ cứng rất cao, nếu không phải người có tay nghề, kinh nghiệm thì sẽ rất khó xử lý được loại gỗ này.
Ưu điểm của gỗ cây dừa
Gỗ dừa có nhiều ưu điểm như:
- Có độ bền cao, chịu được áp lực tốt.
- Khả năng chịu độ ẩm cao.
- Thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.
- Dễ dàng tìm thấy tại nước ta, khai thác dễ và sử dụng linh hoạt.
- Giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Dễ dàng chăm sóc, bảo dưỡng và vệ sinh.
Nhược điểm của gỗ cây dừa
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng gỗ dừa cũng có những nhược điểm như:
- Dễ bị mối mọt khi không được bảo quản đúng.
- Độ thẩm mỹ không cao và khó thay đổi hơn so với các loại gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên khác.
Phân loại gỗ dừa
Gỗ dừa được lấy từ thân cây dừa. Cây dừa được chia thành 02 loại chính là dừa cao và dừa lùn. Thông thường dừa lấy gỗ thường là dừa cao đã đạt tuổi trưởng thành. Dừa lùn cũng được sử dụng để lấy gỗ nhưng số lượng ít hơn.
Tuy nhiên dù là dừa cao hay dừa lùn thì đặc điểm chung về các thớ gỗ cũng như vòng xoáy vân dạng ốc cũng rất đặc trưng. Các thớ gỗ dừa khá đều nhau và đẹp mắt. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người sử dụng có thể sơn phủ màu hoặc phủ bóng lên gỗ dừa đã qua xử lý.
Gỗ dừa tuy tốt, có khả năng chịu lực cao nhưng để sử dụng thì cần phải tiến hành xử lý sấy khô theo tiêu chuẩn và quy trình chuyên nghiệp. Ngoài ra, để xử lý gỗ dừa thì cũng có những yêu cầu nhất định về tay nghề của thợ. Những người thợ trẻ, ít kinh nghiệm sẽ không thể chế tác hay xử lý gỗ dừa. Do đó thông thường thợ chế tác gỗ dừa đều là những người giỏi và có kinh nghiệm lâu năm.
Ứng dụng của gỗ dừa
Gỗ dừa vừa có độ bền, vừa thân thiện với môi trường và sức khỏe của người sử dụng. Do đó, hiện nay nhu cầu sử dụng gỗ dừa cũng ngày càng tăng lên. Gỗ dừa nếu biết xử lý và chế tác thì giá trị sử dụng và thời gian lưu giữ có thể lên đến hàng trăm năm.
Gỗ dừa có nhiều ứng dụng trong xây dựng, đời sống. Một số ứng dụng nổi bật của gỗ dừa hiện nay gồm:
Trong làm nhà
- Phần thân dừa to, cứng, chắc chắn có thể được sử dụng làm cột nhà hoặc trụ, cột của quán café, homestay, khu du lịch,… Thân dừa có thể cắt thành các tấm ván để lót nền hoặc làm các đà ngang.
- Ván gỗ dừa còn được sử dụng để lát sàn nhờ khả năng chống ẩm cực tốt. Ván gỗ dừa mang đến sự thân thiện, an toàn với giá cả phải chăng phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Nội thất làm từ gỗ dừa ngày càng trở lên phổ biến. Ngoài bàn, ghế, giường, tủ từ dừa thì gỗ dừa còn được dùng để chế tác cửa, vách trang trí, kệ đựng đồ,… Vân gỗ dừa bắt mắt kết hợp với màu sơn phù hợp giúp làm nổi bật lên không gian và mang đến sự ấn tượng cho người khác.
Trong đời sống
- Gỗ dừa được biết đến nhiều nhất là làm đũa gỗ. Đũa gỗ dừa vừa nhẹ, vừa an toàn và khá bền với thời gian.
- Các đồ gia dụng cũng ngày càng được chế tác nhiều từ gỗ dừa. Gỗ dừa với đường vân đặc trưng giúp tạo nên các sản phẩm nội thất đẹp mắt như ấm trà, ly nước, vá, bát,…
- Gỗ dừa còn được sử dụng để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa. Những đồ dùng này thường được chế tác từ các đoạn gỗ nhỏ, dư thừa. Tuy nhiên cũng có những tác phẩm lớn được chế tác từ gỗ dừa mang đến nét đẹp văn hóa và giá trị kinh tế cao.
Lưu ý khi sử dụng gỗ dừa trong xây dựng, nội thất
Gỗ dừa tuy có khả năng chống ẩm tốt nhưng lại dễ bị mối mọt. Do đó để đảm bảo sử dụng lâu đời thì khách hàng nên lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn gỗ dừa đã qua xử lý đúng kỹ thuật với mức độ sấy khô phù hợp.
- Gỗ dừa cần được ngâm qua các chất xử lý để đảm bảo độ bền.
- Các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ khi mua về cần rửa sạch bằng nước. Sau đó luộc sơ với nước sôi sau đó phơi khô thì mới nên sử dụng.
- Nên bảo quản các sản phẩm chế tác từ gỗ dừa ở nơi khô ráo.
- Thi thoảng có thể mang gỗ dừa ra phơi để diệt khuẩn và hạn chế ẩm mốc.
Các loại gỗ dừa không giúp không gian thêm độc đáo, mới lạ. Không những thế gỗ dừa còn mang đến sự gần gũi, tự nhiên. Để chọn được sản phẩm phù hợp, khách hàng nên tham khảo những đơn vị cung cấp uy tín. Hi vọng các thông tin hữu ích trên mà Dua.vn cung cấp sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm thích hợp. Để tìm thêm các sản phẩm khác từ dừa và gỗ dừa bạn hãy ghé thăm dua.vn ngay nhé.